Chất hoạt động bề mặt là một hoạt chất không thể thiếu trong quá trình gia công sản xuất hóa mỹ phẩm. Vậy thì chất hoạt động trên bề mặt là gì? Phân loại các hoạt chất bề mặt ra sau và ứng dụng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của nguyenlieumyphamsaigon.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Chất hoạt động bề mặt: Ứng dụng và cách chọn lựa
Chất hoạt động bề mặt là hoạt chất như thế nào?
Chất hoạt động bề mặt (Surface active agent) là các hợp chất hóa học gồm các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên bong bóng khí kín. Tác dụng của chất bề mặt là làm giảm sức căng của hai chất lỏng và khí, chất rắn và khí.
Chất hoạt động trên bề mặt bao gồm một đầu kỵ nước và một đầu kỵ khí. Đầu ưa nước sẽ hút nước và đầu kỵ nước sẽ hút dầu. Chúng có tác động lực lẫn nhau giúp kéo chất bẩn ra khỏi bề mặt cần làm sạch.
Cấu tạo, thành phần của chất bề mặt
Cấu tạo của chất bề mặt
Chất hoạt động bề mặt là một hợp chất hóa học gồm các chất hữu cơ lưỡng tính. Trong đó bao gồm các nhóm chất hóa học có gốc không kỵ nước và kỵ nước. Vì vậy mà nó gồm cả nhóm chất tan trong nước và không tan trong nước. Trong đó:
Phần không phân cực: Có một đầu ưa dầu, kị nước, không tan trong nước và không có sự phân cực ở hai đầu.
Phần phân cực: Là phần tan trong nước hay còn gọi là ưa nước, thường thuộc nhóm ion hoặc non-ionic. Đây là nhóm phân cực mạnh có sự phân cực ở hai đầu với 1 đầu âm và 1 đầu dương.
Chất bề mặt gồm có những phân loại nào?
Các chất hoạt động trên bề mặt được phân loại dựa vào hai tiêu chí chính là điện tích và chỉ số HLB (Hydrophilic Lipophilic Balance).
Phân loại chất bề mặt theo điện tích
- Chất hoạt động bề mặt anion (Anionic): Khi được cho vào nước, chất hoạt động anion sẽ được sẽ tách ra anion.
- Chất hoạt động bề mặt cation (Cationic): Là chất bề mặt mang điện tích dương ở đầu ưa nước. Khi hòa tan trong nước thì phần ưa nước sẽ tách ra cation.
- Chất hoạt động bề mặt không ion (Non-ionic): Là hoạt chất bề có khả năng mang cả điện tích âm và điện tích dương phụ thuộc vào môi trường pH. Các chất bề mặt thuộc nhóm phân cực sẽ không bị ion hóa trong dung dịch nước.
- Chất hoạt động bề mặt lưỡng cực: Chất hoạt động trên bề mặt này khi được phân cực thì những đầu phân cực sẽ mang điện âm hoặc dương tùy vào độ pH của dung môi.
Phân loại chất bề mặt theo chỉ số HLB
Chất bề mặt được phân loại theo chỉ số HLB
Chỉ số HLB mang giá trị từ 0 – 40, chỉ số HLB càng cao thì hoạt chất càng dễ tan trong nước. Ngược lại, chỉ số HLB càng thấp thì hoạt chất sẽ dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu. Cụ thể:
- HLB từ 1 – 3: Có tính phá bọt, nghĩa là ức chế sản sinh bọt và loại bỏ bọt trong quá trình sản xuất).
- HLB từ 4 – 9: Có khả năng nhũ nước trong dầu.
- HLB từ 9 – 11: Chất thấm ướt, có chức năng giảm sức căng bề mặt trên bề mặt của chất lỏng – khí.
- HLB từ 11 – 15: Có khả năng nhũ dầu trong nước.
- HLB từ 15 trở lên: Có khả năng phân tán, khuếch tán.
Ứng dụng của các chất bề mặt trong MỸ PHẨM
Chất hoạt động được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ứng dụng sản xuất các hoạt chất kết dính, ổn định các hoạt chất hóa học trong thuốc trừ sâu, chất nhũ hóa bánh kẹo, đồ hộp,…
Đặc biệt, hoạt chất này cũng được sử dụng nhiều trong hóa phẩm và mỹ phẩm. Vậy thì cụ thể chúng có ứng dụng gì khi dùng trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc cơ thể và hóa phẩm phục vụ đời sống con người?
Ứng dụng của chất bề mặt trong sản phẩm mỹ phẩm
Cation
Chất hoạt bề mặt Cation có đặc điểm nổi bật là làm sạch, nhũ hóa, hòa tan và hấp thụ tốt trên tóc giúp tóc được làm mượt hiệu quả và nhanh chóng. Chính vì vậy mà hoạt chất được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc là chủ yếu.
Một số chất hoạt động bề mặt cation phổ biến hiện nay là: BTAC (Behentrimonium chloride), CTAC (Cetrimonium chloride), Cetostearyl Alcohol,…
anion
Đây là hoạt chất hoạt động trên bề mặt được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm làm đẹp và sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt,…. Trong đó được sử dụng nhiều nhất cho sữa rửa mặt.
Lý do là vì hoạt chất có khả năng tạo bọt và lấy dầu khiến các chất bẩn không tan đẩy lên trên nền bọt. Từ đó hỗ trợ quá trình làm sạch diễn ra dễ dàng hơn. Loại bỏ hiệu quả bụi bẩn, dầu nhờn và tàn dư mỹ phẩm còn sót lại trên da.
Một số chất hoạt động trên bề mặt Anion phổ biến là: Cacbonxylat sulfate, sulfonate,… có khả năng phân cực mạnh, làm sạch tốt, tạo nhiều bọt và lấy dầu hiệu quả.
Ngoài ra còn có SLS (Natri lauryl sulfat), SLES (Ethoxyl natri lauryl sulfat) có khả năng tạo bọt tốt, làm sạch hiệu quả, giá thành rẻ nhưng có khả năng kích ứng cao, gây khó chịu và đau rát trên da do có dẫn xuất sulfate.
Non-ion (Không ion)
Đặc điểm của chất bề mặt không ion là tạo bọt kém và ít có khả năng lấy dầu. Vì vậy để tăng khả năng làm sạch trong sản phẩm sữa rửa mặt thì chất này thường được kết hợp với một chất bề mặt Anion để có được kết quả làm sạch tốt nhất.
Một số chất hoạt động trên bề mặt điển hình của Non-ion là Polyoxyethylene, Polyhydric alcohol ester,…
Lưỡng cực
Được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm như nước tẩy trang, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, sữa rửa mặt,…
Hoạt chất phổ biến thuộc nhóm chất hoạt động trên bề mặt lưỡng cực là CAPB (Cocamidopropyl Betaine).
NÊN lựa chọn nhóm hoạt chất trên bề mặt nào cho mỹ phẩm?
Lựa chọn chất bề mặt nào là tốt hơn cho mỹ phẩm?
Chất hoạt động bề mặt là hoạt chất không thể thiếu trong các sản phẩm chăm sóc tóc và mỹ phẩm. Như được chia sẻ ở trên, chất này thường được ứng dụng trong những sản phẩm có công dụng hỗ trợ làm sạch. Một số sản phẩm điển hình có chứa chất hoạt động trên bề mặt có thể kể đến là dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước tẩy trang,…
Các sản phẩm được kể trên đều là những sản phẩm được sử dụng thông dụng cho những vùng nhạy cảm nhất là sản phẩm vùng kín. Vì vậy mà việc lựa chọn các hoạt chất bề mặt an toàn, lành tính là điều các thương hiệu cần chú ý.
Lựa chọn an toàn nhất cho các thương hiệu là những chất bề mặt thuộc nhóm lưỡng tính và non-ion. Nhóm anion và cation cũng khá lý tưởng nhưng cần chọn lọc kỹ và loại bỏ các hoạt chất bề mặt có gốc sulfate.
Vì sao các chất bề mặt có gốc SULFATE không được khuyến cáo sử dụng trong mỹ phẩm?
Các chất hoạt động trên bề mặt có gốc sulfate không được khuyến khích sử dụng trong mỹ phẩm. Điển hình là các hoạt chất SLS, SLES. Các chất này có khả năng tạo bọt cực tốt với mảng bọt to và khả năng làm sạch cực tốt. Tuy nhiên khi sử dụng vào mỹ phẩm thì lại có khả năng gây kích ứng rất cao. Khiến da, tóc bị khô và gây ra những thương tổn nghiêm trọng.
Vì vậy, dù những chất bề mặt này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những chất bề mặt khác. Thế nhưng hãy thật tỉnh táo, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, độ an toàn của sản phẩm thương hiệu khi được sử dụng. Đừng vì lợi ích trước mắt khiến sản phẩm không thân thiện khó có thể phát triển và cạnh tranh lâu dài trên thị trường mỹ phẩm gai góc hiện nay.
Gốc Sulfate không được khuyến cáo dùng trong mỹ phẩm – Vì sao?
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn những vấn đề liên quan đến chất hoạt động bề mặt, về phân loại, tính ứng dụng và hướng lựa chọn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm kiếm hoạt chất bề mặt phù hợp cho sản phẩm thương hiệu của mình. Nếu bạn muốn tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn tối ưu nhất, hãy liên hệ đến Hazel – đơn vị cung cấp nguyên liệu chất lượng, an toàn và uy tín để giúp bạn có những lựa chọn PHÙ HỢP nhất.