Chất làm mềm là hoạt chất được thêm vào mỹ phẩm để giúp làn da trở nên mịn màng và căng mướt như tuổi đôi mươi. Tuy là thành phần phổ biến trên mỹ phẩm nhưng còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về hoạt chất này. Chính vì thế, bài viết hôm nay nguyenlieumyphamsaigon.com sẽ điểm qua những thông tin quan trọng của chất hỗ trợ làm mềm, cùng tìm hiểu để cập nhật thêm nhiều kiến thức cần thiết nhé!
Sơ lược về chất làm mềm trong mỹ phẩm
Chất có công dụng làm mềm trong mỹ phẩm thường là chất béo (các lipid), silicone, dầu hoặc những chất phụ gia hóa học điển hình như propylene glycol. Những chất này có thể được xếp vào nhóm những thành phần khóa ẩm, chất hút ẩm hoặc thành phần có công dụng phục hồi hàng rào bảo vệ trên da.
Cơ chế hoạt động của chất giúp làm mềm
Có thể bạn chưa biết, biểu bì của làn da thường được tạo nên từ 4 – 5 lớp và lớp dưới cùng được gọi là lớp đáy – nơi các tế bào sừng được tạo ra. Khi diễn ra quá trình sừng hóa hay keratin hóa, các tế bào này sẽ di chuyển dần lên trên bề mặt và đẩy những tế bào cũ lên cao, bong ra khi tế bào sừng di chuyển đến lớp trên cùng để nhường chỗ cho các tế bào mới. Quá trình này được gọi là quá trình thay da.
Khi diễn ra quá trình thay da, làn da bắt đầu có hiện tượng bong tróc, sần sùi và thô ráp do lớp tế bào chết xuất hiện trên bề mặt. Khi ấy, những chất làm mềm sẽ lấp đầy vào khoảng trống của những tế bào đang bong và làm phẳng bề mặt. Nhờ đó, làn da trở nên mềm mại, mịn màng và phản chiếu ánh sáng tốt hơn.
Tuy nhiên, chất giúp làm mềm da chỉ mang đến làn da mềm mịn một cách tạm thời và sẽ khôi phục hiện trạng làn da ban đầu khi rửa đi.
Một số chất giúp làm mềm phổ biến hiện nay
Chất hỗ trợ làm mềm trong mỹ phẩm đóng vai trò như là chất hút ẩm hay chất khóa ẩm. Một số chất khóa ẩm cũng đồng thời là chất hỗ trợ làm mềm có thể kể đến là:
- Dầu cây rum (safflower oil)
- Bơ hạt mỡ (shea butter)
- Petrolatum
- Dầu khoáng (mineral oil)
- Sáp ong (beeswax)
- Lanolin
Một số axit béo cũng có công dụng làm mềm da như:
- Lauric acid
- Oleic acid
- Linoleic acid
- Stearic acid
BẬT MÍ chất hỗ trợ là mềm tốt cho làn da khô
Một trong những cách giúp cải thiện làn da khô ráp hiệu quả chính là kết hợp cùng các chất làm mềm bao gồm cả chất khóa ẩm, chất hút ẩm cùng những thành phần có công dụng sửa chữa, phục hồi hàng rào bảo vệ trên da. Việc tuyển chọn thành phần dưỡng ẩm sẽ tùy thuộc vào loại da và cơ địa của từng người.
Đối với những làn da khô và hư tổn nặng do hàng rào bảo vệ tự nhiên suy yếu nghiêm trọng cần đến sự chăm sóc đặc biệt. Vì vậy tốt nhất bạn nên đến các cơ sở thăm khám da liễu uy tín để được tư vấn những sản phẩm kem dưỡng phù hợp cho làn da.
Điểm KHÁC BIỆT giữa chất giúp làm mềm, chất giữ ẩm và chất khóa ẩm
Chất giữ ẩm
Một số chất giữ ẩm phổ biến hiện nay như acid carboxylic pyrrolidone (PCA), ure, glycerin. Chúng có chức năng chính là hút nước từ lớp hạ bì bên dưới ra ngoài lớp sừng và giữ nước tại bề mặt biểu bì.
Chất khóa ẩm
Cơ chế giúp tăng độ ẩm trên da bằng cách ngăn chặn sự mất nước dưới da nhờ hàng rào quang học. Chất khóa ẩm sẽ tạo thành một lớp màng để ngăn chặn lượng nước bên trong da bốc hơi vào khô khí. Một số chất khóa ẩm phổ biến là dầu, petrolatum, silicone, sáp,…
Chất giúp làm mềm da
Chất hỗ trợ làm mềm sẽ giúp giữ ẩm và làm đẹp cho da bằng cách làm mờ vết nhăn. Có rất nhiều chất hỗ trợ làm mềm da khác nhau nhưng xuất hiện phổ biến nhất trong mỹ phẩm chính là dầu và ester.
Phần lớn chất hỗ trợ làm mềm da được chia thành các nhóm khác nhau dựa trên khả năng lan tỏa trên nền da qua việc kết hợp chất giữ ẩm với tỷ lệ phù hợp tạo nên kem dưỡng da.
Cũng giống với chất bảo quản, chất hoạt động bề mặt hay chất nhũ hóa, chất làm mềm cũng là hoạt chất quan trọng không thể thiếu bên trong những các sản phẩm chăm sóc da. Được ứng dụng phổ biến ở các sản phẩm dưỡng ẩm, cấp nước. Trước những công dụng vượt bậc của nhóm chất, nếu bạn tìm kiếm đơn vị cung cấp chất lượng thì liên hệ đến HAZEL để có ngay nguyên liệu an toàn.